Vạn tuế có nguồn gốc từ châu Á, cụ thể là các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… sau được yêu thích mà du nhập sang nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Là cây cảnh công trình, vạn tuế có hình dáng vững chắc, cây mọc thẳng đứng với nhiều cao từ 50cm – 4m tùy điều kiện chăm sóc, thường cây trồng cảnh sẽ nhỏ hơn nhiều so với cây mọc ngoài tự nhiên.
Lá vạn tuế có dạng lông chim, khá nhẵn, mọc thành vòng bao phủ xung quanh thân cây, xòe ra ngoài. Lá cây có màu xanh đậm, cuống có gai nhọn, khi lá già sẽ rụng và để lại sẹo, do đó mà thân cây vạn tuế thường rất xù xì.
Hoa vạn tuế là hoa đơn tính, thường mọc ở ngọn cây. Hoa nở duy trì rất lâu, màu vàng đẹp mắt. Cây có quả hình tròn, vỏ khá mềm, bên trong là hạt cứng màu cam đậm, phủ ít lông mịn.
Về đặc tính, cây vạn tuế có tốc độ sinh trưởng khá chậm nên thích hợp để trồng làm cảnh. Cây có sức sống khá tốt nên quá trình trồng và chăm sóc cũng rất đơn giản.
Công dụng và ý nghĩa của cây Vạn tuế
Công dụng
Nhờ hình dáng vững chắc, tán lá xanh đẹp, cây vạn tuế thường được lựa chọn làm cây cảnh công trình. Ta có thể thấy cây vạn tuế tại các khuôn viên như trường học, bệnh viện, công ty, khu công nghiệp, sân vườn, công viên hay trong các đại sảnh, phòng họp.
Nhiều người còn giới hạn chiều cao của cây vạn tuế để trồng trong chậu nhỏ, trưng bày trong nhà. Đối với những người yêu thích cây cảnh, cây vạn tuế có kích thước càng nhỏ thì càng có giá trị và nhiều ý nghĩa.
Không chỉ làm đẹp cảnh quan, cây vạn tuế còn giúp thanh lọc không khí, ngăn cản bụi bẩn rất hiệu quả. Các bộ phận của cây vạn tuế còn có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe.
Theo các ghi chép Đông y, lá vạn tuế khô có thể dùng để giải độc, trị viêm hay xuất huyết dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, đau dây thần kinh…
Rễ cây có thể trị chứng đau thắt lưng, đau xương khớp, lao phổi, trong khi đó hạt có thể dùng để cân bằng huyết áp.
Thật tuyệt vời đối với một cây cảnh đúng không nào. Không chỉ mang lại nhiều tác dụng, cây vạn tuế còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa đấy.